Features of e-commerce contracts

Features of e-commerce contracts

PHẦN 2: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG

 

Hợp đồng thương mại điện tử là một loại thỏa thuận có những điểm tương đồng với hợp đồng truyền thống nhưng nó cũng có những đặc điểm riêng. Nó được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Giao dịch điện tử 2005, quy định các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

 

1.    Giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử

 

·      Các bên tham gia có quyền thỏa thuận về việc sử dụng các phương tiện điện tử để giao kết và thực hiện hợp đồng.

·      Việc giao kết, thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân theo quy định của Luật giao dịch điện tử 2005 và pháp luật về hợp đồng.

·      Các bên có quyền thỏa thuận về các yêu cầu kỹ thuật, xác thực và các điều kiện đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của hợp đồng điện tử.

 

2.    Sử dụng Thông điệp Dữ liệu Điện tử

 

·      Việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

·      Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng cũng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

 

3.    Đối tượng của Hợp đồng thương mại điện tử

 

·      Hợp đồng thương mại điện tử được ký kết giữa các thương nhân với nhau hoặc trong đó có ít nhất một bên là thương nhân.

·      Các tổ chức bên thứ ba như nhà cung cấp dịch vụ mạng, nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử có thể tham gia với tư cách là cơ quan hỗ trợ để đảm bảo hiệu lực và giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, nhưng họ không tham gia vào việc đàm phán, ký kết hoặc thực hiện hợp đồng.

 

4.    Phạm vi ứng dụng

 

·      Hợp đồng thương mại điện tử được áp dụng trong hoạt động của cơ quan nhà nước và trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

·      Tuy nhiên, không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và bất động sản khác, văn bản thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy chứng tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.

 

5.    Tính không biên giới

 

·      Hợp đồng thương mại điện tử có thể được giao kết thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, giúp các bên có thể nhanh chóng trao đổi thông tin và thỏa thuận hợp đồng mà không cần phải gặp mặt trực tiếp.

·      Điều này giúp dễ dàng mở rộng phạm vi ký kết hợp đồng trên toàn thế giới.

 

6.    Tính vô hình và tính phi vật chất

 

·      Hợp đồng thương mại điện tử được khởi tạo và ký kết thông qua thông điệp dữ liệu giúp cho việc quản lý, lưu trữ và bảo quản một số lượng lớn hợp đồng và thông tin dữ liệu điện tử thuận tiện và gọn nhẹ hơn so với lưu trữ bằng văn bản.

·      Điều này giúp doanh nghiệp số hóa quy trình mua bán một số sản phẩm, từ đó đẩy nhanh tốc độ vận hành.

 

PART 2: E-COMMERCE CONTRACTS: CHARACTERISTICS AND FEATURES

 

An e-commerce contract is a type of agreement that shares similarities with traditional contracts, but it also has its own unique characteristics. It is governed by the provisions of the Civil Code 2015 and the Law on E-Transactions 2005, which outline the principles of conclusion and performance of electronic contracts.

 

1.    Entering into and Performing an E-commerce Contract

 

·      The participating parties have the right to agree on the use of electronic means for the conclusion and performance of the contract.

·      The conclusion and performance of electronic contracts must comply with the provisions of the Law on E-Transactions 2005 and the law on contracts.

·    The parties have the right to agree on technical requirements, authentication, and conditions to ensure the integrity and confidentiality of the electronic contract.

 

2.    Use of Electronic Data Messages

 

·      The conclusion of an e-commerce contract can be made through electronic data messages, unless otherwise agreed by the parties.

·      The offer to enter into the contract and the acceptance of its conclusion can also be made through data messages.

 

3.    Subject of E-commerce Contract

 

·      E-commerce contracts are signed between traders or where at least one party is a trader.

·      Third-party organizations such as network service providers and e-signature certification service providers may participate as supporting agencies to ensure the effectiveness and legal validity of the electronic contract, but they do not participate in the negotiation, conclusion, or performance of the contract.

 

4.    Scope of Application

 

·      E-commerce contracts are applied in activities of state agencies and in civil, business, commercial and other fields prescribed by law.

·      However, they are not applicable to the issuance of certificates of land use rights, ownership of houses and other real estate, documents on inheritance, marriage registration certificates, divorce decisions, birth certificates, certificates death certificates, bills of exchange and other valuable papers.

 

5.    Borderless Nature

 

·      E-commerce contracts can be concluded through electronic means and telecommunications networks, enabling parties to quickly exchange information and agree on the contract without having to meet face-to-face.

·      This makes it easy to expand the scope of contracting worldwide.

 

6.    Intangibility and Immateriality

 

·      E-commerce contracts are created and signed through data messages, which makes the management, storage, and preservation of a large number of contracts and electronic data information more convenient and compact than document storage.

·      This helps businesses to digitize the purchase and sale process of some products, thereby speeding up their operations.